Officetel và Condotel là hai mô hình BĐS đầu tư “Hot” nhất thời gian vừa qua, vậy 2 loại hình căn hộ này có những điểm gì giống và khác nhau, nên chọn Officetel hay Condotel để đầu tư?

Mô hình căn hộ Officetel ở Hà Nội

Mô hình căn hộ Officetel ở Hà Nội

Officetel và Condotel là hai loại hình BĐS mới xuất hiện ở Việt Nam những đã rất phổ biến ở các nước phát triển. Đây là hai mô hình đầu tư hướng đến nhóm khách cá nhân có dòng tiền nhàn rỗi.

Qua thống kê tại thị trường Việt Nam, ở các tỉnh ven biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quy Nhơn… xuất hiện “rầm rộ” (lên đến hàng chục nghìn căn) các dự án Condotel, còn tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, các tòa nhà Officetel với tiêu chuẩn 5* được đầu tư đồng bộ về hạ tầng cũng được xây dựng với số lượng lớn và tỷ lệ hấp thụ cực nhanh, đạt 100% tổng số căn hộ mở bán.

Do đây là hai mô hình BĐS đầu tư mới nên nhiều anh/chị vẫn chưa phân biệt rõ 2 loại hình này cũng như đang phân vân chưa biết nên đầu tư vào loại hình nào để hiệu quả hơn, phù hợp hơn. Vì thế, những chia sẻ chuyên sâu của Quân dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và dễ lựa chọn hơn khi quyết định đầu tư Officetel hay Condotel.

Định nghĩa Officetel, Condotel

Officetel là căn hộ văn phòng (Office) kết hợp với dịch vụ khách sạn lưu trú (Hotel), loại hình này rất phổ biến ở Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore. Căn hộ Officetel thường được xây dựng ở các thành phố lớn, nơi tập trung các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vừa có thể làm văn phòng, vừa có thể lưu trú qua đêm.

Condotel là căn hộ khách sạn, chủ yếu xây dựng ở các thành phố ven biển, được thiết kế khép kín, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ cao cấp và hoạt động theo hình thức Timeshare chia sẻ lợi nhuận ưu đãi. 

So sánh điểm giống và khác nhau giữa Officetel và Condotel

Mục so sánh Officetel Condotel
Vị trí Thường được xây dựng ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều văn phòng, doanh nghiệp. Ở các khu phát triển về du lịch, các thành phố ven biển như Nha Trang, Phú Quốc, Quy Nhơn… nơi xuất hiện nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng.
Mục đích

– Làm văn phòng
– Để ở
– Cho thuê văn phòng hoặc kinh doanh Homestay

– Cho khách du lịch nghỉ qua đêm
Pháp lý – Hình thức sở hữu – Sở hữu 50 năm
– Được phép đăng ký kinh doanh
– Được lưu trú nhưng không phát sinh đơn vị ở
– Sở hữu 50 năm
– Không được đăng ký kinh doanh
– Không phát sinh đơn vị ở
Thiết kế Thiết kế khép kín có phòng ngủ, phòng khách riêng biệt, tiêu chuẩn vận hành như một văn phòng hạng A + khách sạn 5*, diện tích từ 30-70m2 Thiết kế khép kín theo tiêu chuẩn khách sạn 5*, diện tích dao động từ 30-50m2
Bảo trì sửa chữa Chi phí bảo trì đóng 1 lần 2%, có đơn vị vận hành chuyên nghiệp Chi phí bảo trì đóng 1 lần 2%, có đơn vị vận hành chuyên nghiệp 
Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời cao do đa dạng mục đích sử dụng, tỷ suất lợi nhuận trung bình 12-15%/năm Khả năng sinh lời cao nhưng phụ thuộc lớn vào đơn vị vận hành, tỷ suất lợi nhuận lý tưởng đạt từ 8-10%/năm
Giá bán Tương đương giá bán căn hộ cao cấp cùng khu vực và phụ thuộc vào uy tín CĐT, chất lượng công trình. Giá bán cao hơn hẳn so với giá trị thật của sản phẩm
Ưu điểm – Vừa có thể làm văn phòng, vừa để ở, vừa cho thuê Office hoặc kinh doanh Homestay, chủ căn hộ có thể linh hoạt trong mục đích sử dụng hoặc kinh doanh.
– Làm văn phòng rất tiện lợi, phù hợp với cộng đồng Startup, nhóm chuyên gia nghiên cứu, không bị giới hạn về thời gian làm việc, có thể nấu ăn và nghỉ ngơi tại căn hộ, giá dịch vụ điện nước tính theo giá các căn hộ chung cư bình thường.
– Đặc biệt có thể đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
– Giá trị thật
– Chủ đầu tư cam kết chia sẻ lợi nhuận 8-10%/năm, khách hàng không phải quan tâm đến việc quản lý vận hành, thời gian nhận lợi nhuận từ 5-10 năm.
Nhược điểm – Là loại hình BĐS mới xuất hiện ở Hà Nội.
– Không phát sinh đơn vị ở.
 – Giá trị ảo so với thực tế: Chủ đầu tư lấy tiền ở đâu để trả lãi cho nhà đầu tư với mức lợi nhuận lý tưởng và đều đặn hàng năm? Thực tế CĐT lấy tiền của chính nhà đầu tư để trả lãi, áp dụng hình thức “mỡ nó rán nó”. 
– Dễ xảy ra tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư do trả lãi không đúng như cam kết do CĐT dùng tiền đầu tư dự án khác (hiện tượng phổ biến trong thời gian vừa qua).
– Khó quản lý sau khi kết thúc thời gian cam kết lợi nhuận: Rất khó khi nhà đầu tư ở Hà Nội và quản lý căn hộ Condotel ở Nha Trang, Phú Quốc…
– Chỉ để kinh doanh, không được ở, không được sử dụng trong thời gian CĐT khai thác cho thuê.

>>> Xem thêm: Đầu tư Officetel Tây Hồ chỉ với 200 triệu.

Trên đây là những chia sẻ của Quân về ưu nhược điểm cũng như so sánh chi tiết 2 loại hình căn hộ Officetel và Condotel. Nếu Quý khách đang tìm hiểu và có ý định đầu tư 2 loại hình BĐS này thì hãy liên hệ ngay với Quân để nhận tư vấn chuyên sâu và miễn phí thay vì việc tự lên mạng tìm hiểu và gặp phải những thông tin không chính thống để rồi dẫn đến những quyết định sai lầm không đáng có.

Liên hệ chuyên viên tư vấn: LÊ ĐỨC QUÂN – SĐT 0986.506.329 hoặc 0916.186.225
Email: quanhanoiland@gmail.com
Tư vấn miễn phí 24/24
Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối!