Chỉ với nguồn vốn ít ỏi, khoảng 300-500 triệu đồng, liệu có đầu tư được BĐS hay không, đây là câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc. Dưới đây là phương án gợi ý mà nhiều nhà đầu tư đã áp dụng. Các bạn cùng tham khảo nhé!

Kinh nghiệm đầu tư BĐS

Kinh nghiệm đầu tư BĐS

𝟭. 𝗩𝗼̂́𝗻 𝗰𝗵𝘂̉ 𝘀𝗼̛̉ 𝗵𝘂̛̃𝘂 𝘃𝗮̀ 𝗸𝗵𝗮̉ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗵𝘂𝘆 đ𝗼̣̂𝗻𝗴
Vốn chủ sở hữu hiểu đơn giản là lượng tiền mà bạn đang có.
Khả năng huy động là khả năng vay mượn, gọi vốn, đòn bẩy và khả năng người khác cho bạn mượn tiền. Để có khả năng huy động vốn thì cần:
– Duy trì các mối quan hệ xung quanh
Nên chơi cùng người có tiền, ở đây không có nghĩa là không nên chơi với người không có tiền mà bạn nên duy trì mối quan hệ với những người có tiền để có thể cho mình vay lúc cần. Nhưng không phải cứ duy trì mối quan hệ với họ thì họ sẽ cho vay mà mình phải duy trì mối quan hệ đủ tốt với họ và bạn phải có giá trị với họ
– Liên quan ngân hàng, tín dụng phải uy tín, không nên có khoản vay thanh toán chậm,…nói chung là giữ cho hồ sơ của mình được đẹp ở hoạt động tài chính.
– Khả năng gọi vốn còn cần bạn có năng lực thẩm định, kiến thức tầm nhìn, khả năng chịu trách nhiệm thì người khác mới đủ tin tưởng vào bạn để hợp tác với bạn hay cho bạn mượn tiền,…
𝟮. 𝗤𝘂𝗮𝗻 𝗵𝗲̣̂ 𝘃𝗮̀ 𝘁𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗻
Các thông tin luôn đi kèm với các mối quan hệ. Vì khi có các mối quan hệ thì mới có nhiều thông tin hay và chính xác.
– Trước khi đến thực địa:
Bản thân phải có thông tin tức là tự bản thân bạn phải tìm hiểu về thị trường, khu vực đó rồi.
Tiếp theo là bạn phải tìm hiểu kỹ hơn thông tin qua các mối quan hệ như bạn bè, đối tác,…
– Khi đến thực địa
Đến đây bạn phải “bám” vào những người môi giới để có thể tìm thấy được các nguồn hàng. Sau khi bạn bỏ ra thời gian, công sức, bạn sẽ tìm thấy được cơ hội đầu tư.
Về bản chất là mình đã có thông tin, biết được chỗ nào đánh được, chỗ nào không, đo lường biến động về giá, biến động về thanh khoản, cung cầu tại thị trường đấy. Xác định, tính toán được thời điểm vào, thời điểm ra và mình sẽ dùng năng lực của mình để thuyết phục đối tác của mình nữa.
𝟯. 𝗞𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗵𝘂̛́𝗰 𝘃𝗮̀ 𝗸𝘆̃ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴
Theo trưởng, về BĐS ta cần có các kiến thức về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam, cách thức vận hành nền kinh tế. Cũng rất có nhiều hỏi học ở đâu, đọc sách gì,…Thì cách học tập thường là nhìn, đọc, nghe, ngửi, sờ, nếm.
Qua những nguồn này, ta thực hành càng nhiều, nghe càng nhiều, nhìn càng nhiều, thao tác càng nhiều thì ta càng nhớ lâu.
Và đây là cách giúp mọi người học tập siêu nhanh đó là tạo cho mình môi trường giả lập.
Ví dụ người học lái xe, người ta sẽ phải học trong trường lái xe trước; 1 người lính sẽ học trong trường bắn trước rồi mới ra trận. Với tư cách là 1 nhà đầu tư nên tìm cho mình 1 môi trường giả lập trước, bản thân NĐT đã có 1 nền tảng rất tốt trong hoạt động vận hành doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh trước đây và sau đấy Trưởng đã tạo cho mình 1 môi trường giả lập liên quan đến hoạt động đầu tư BĐS, chính là cộng đồng đầu tư bđs TV. Hằng ngày Trưởng sẽ vào cộng đồng này tham chiến với các nhà đầu tư khác
– Họ đưa ra 1 nội dung, chúng ta sẽ tìm cách đào sâu nội dung đấy. Sau khi nhìn thấy nội dung đó việc của mình là đưa phản biện, trong đầu mình lập tức phải nghĩ nên phản biện người ta như thế nào, phản biện sinh ra mâu thuẫn, mâu thuẫn là tiền đề cho sự phát triển.
NĐT phát triển kỹ năng nữa là kỹ năng tổng hợp, trong 1 bài viết mình lọc ra từ khóa chính, lấy từ khóa đấy search google, google sẽ trả 1 loại câu hỏi gợi ý tìm kiếm, đây là nội dung mà xã hội và người dùng tìm kiếm nhiều, bạn gõ xong sẽ thấy khái niệm của nó rồi so sánh bài viết, mình đặt câu hỏi rồi tranh luận, đào sâu vào vấn đề đấy.
– Nếu nó là tình huống, mình đưa ra các tình huống con rồi có thể phán đoán được sự việc đấy. Đây là cách giúp NĐT củng cố được kiến thức và logic hóa vấn đề rất nhanh.
Tạo cho mình môi trường giả lập, tích cực tranh luận, tranh luận càng nhiều sẽ học được càng nhiều. Nhưng khi đi tranh luận mình sẽ đứng ở góc độ học tập chứ không phải người phản biện, mình sẽ không đứng ở góc độ thể hiện quan điểm cá nhân.
𝟰. Đ𝗼̣̂𝗶 𝗻𝗵𝗼́𝗺 𝘃𝗮̀ 𝗻𝗮̆𝗻𝗴 𝗹𝘂̛̣𝗰 𝘁𝗿𝗶𝗲̂̉𝗻 𝗸𝗵𝗮𝗶
Với số vốn nhỏ như thế thì bạn đừng bao giờ trở thành thuần 1 nhà đầu tư mà hãy trở thành 1 người làm nghề.
Nếu bạn làm nghề khác mà bạn tích trữ được một số tiền như vậy mà muốn tham gia BĐS thì cách tốt nhất là lựa chọn đội nhóm, đội nhóm ở đây bạn cần tìm hiểu:
– Về pháp lý, cần thẩm định vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, sự uy tín và giá trị về mặt pháp lý (pháp lý về sản phẩm và hoạt động góp vốn).
– Quan hệ và thông tin của họ
Họ có nguồn lực gì
Quan hệ tốt đến đâu
Họ có thông tin như thế nào
Nếu sản phẩm ở thị trường đấy có vấn đề về pháp lý, về việc phân lô, chuyển đổi, họ có giải quyết được hay không, họ có đánh giá được hay không
Họ có liên hệ được với địa phương để giải quyết được hay không
Họ có thông tin gì về việc quy hoạch
Họ có thông tin gì lợi thế hơn thị trường hay không

– Kiến thức và kỹ năng
Bạn có nguồn vốn ít có thể bạn:
+ Vốn chủ sở hữu và khả năng huy động của b không cao
+ Quan hệ và thông tin của bạn cũng không có nhiều
+ Kiến thức và kỹ năng chưa có nhiều
Vậy thì khi ở trong 1 đội nhóm, mình thấy mình còn thiếu gì, cần học hỏi thêm điều gì thì ở ngay trong đó mình học hỏi thêm được nhiều điều chưa biết, sửa được nhiều sự sai lầm,..
Nhưng trước hết bạn cần phải thẩm định được kiến thức, kỹ năng của đội nhóm. Xây dựng niềm tin không chỉ 1, 2 ngày mà nó là cả 1 quá trình.
Còn với Trưởng, khi bước vào 1 thị trường mà mình chưa hiểu biết nhiều thì mình cứ đi theo người giỏi nhất để học hỏi thêm.
Đây là 4 nguồn lực “bắt buộc” phải có khi bạn mới tham gia vào thị trường BĐS. Bạn tham khảo nhé. Nếu có ý kiến hay bổ sung thì hãy cmt phía dưới để cùng thảo luận

Nguồn: Trưởng Vũ- Share kèo!