Mô hình kinh doanh dịch vụ Homestay đang bùng nổ mạnh mẽ tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt 12-20%/năm, nhưng không phải cứ làm là có lãi.

Mô hình Homestay đang rất thịnh hành

Mô hình Homestay đang rất thịnh hành

Bùng phát dịch vụ homestay

Anh Trần Quang, trú tại tổ 20 Trung Kính, Cầu Giấy chia sẻ: Anh vừa hoàn tất thủ tục thuê mặt bằng rộng 200m2 tại ngõ Phất Lộc – Hàng Buồm – Hoàn Kiếm – Hà Nội, sau đó ngăn nhỏ ra để kinh doanh mô hình Homestay. Do đã có kinh nghiệm gần 10 năm kinh doanh dịch vụ lưu trú nên việc kinh doanh của anh tương đối thuận lợi, việc quản lý Homestay không mấy khó khăn.

“Sau khi có thêm căn hộ tại ngõ Phất Lộc sẽ nâng tổng số homestay tôi đang quản lý lên 10 căn, với gần 50 phòng ngủ. Riêng tại ngõ Phất Lộc vì lợi thế nằm trong phố cổ Hà Nội, giá phòng sẽ cao hơn các khu vực khác, tôi dự định giá phòng từ 1 – 1,2 triệu/phòng/đêm dành cho 2 người” – anh Minh cho hay.

Giống như anh Minh, nhiều người có kinh nghiệm trong ngành du lịch đang rất muốn thử sức ở mô hình kinh doanh dịch vụ Homestay. Cùng với sự phát triển rất nhanh của ngành du lịch thì trào lưu Homestay đang phát triển một cách chóng mặt, đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong và ngoài nước.

Qua thống kê của Công ty Dữ liệu và cho thuê ngắn hạn AirDNA cho biết: Tính riêng khoảng thời gian từ 2017 đến nay, số lượng Homestay đăng kí kinh doanh tại Hà Nội và TP.HCM đạt từ 8000 sản phẩm lên 30.000 sản phẩm, tăng 4 lần so với thời điểm cách đây 2 năm.

Ông Vũ Quang Minh – Chuyên gia BĐS cho biết: Homstay đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, chủ yếu hoạt động ở các thành phố lớn thu hút khách du lịch như Hà Nội, TP.HCM, Đà Lạt, Sapa, Hội An, Đà Nẵng… Các gia đình, cá nhân tự mua đất và xây dựng Homestay vận hành độc lập, có cách thiết kế mới lạ, phù hợp với xu hướng hiện nay.

Rủi ro không nhỏ

Chị Trương Thanh Hà (25 tuổi) tốt nghiệp ngành QTKD trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân đã khởi nghiệp bằng hình thức kinh doanh dịch vụ Homestay. Khi vừa ra trường, chị đã nhờ gia đình vay thêm để đủ số vốn 300 triệu đồng để kinh doanh homestay (gồm tiền phòng trả trước 6 tháng và tiền mua sắm thiết bị nội thất, chỉnh sửa lại các phòng).

Sau một năm kinh doanh “bết bát” do không tìm được người để chuyển nhượng, chị Hà đã phải xin hủy hợp đồng trước 2 năm và bán thanh lý toàn bộ vật dụng, thiết bị nội thất của căn homestay. “Lúc đầu tưởng dễ dàng, nhưng khi bắt tay vào làm mới nảy sinh rất nhiều thứ lặt vặt. Sau mỗi lần khách trả phòng, chính tôi lại phải đi mua sắm từ cuộn giấy vệ sinh, đôi đũa… Người dọn phòng thì liên tục đòi tăng tiền công, thậm chí nhận lời đến làm rồi nhưng không đến, thế là lại phải tự xắn tay vào làm” – chị Hà chia sẻ.

Cũng theo chị Hà, kinh doanh sản phẩm này nhiều khi dở khóc – dở cười, đa phần khách châu Âu đến ở rất có ý thức giữ gìn không gian, tài sản cho gia chủ; còn khách châu Á thì ngược lại, mỗi lần khách làm hỏng đồ thì gia chủ lại phải mất tiền đi mua sắm. Giờ giấc của khách cũng không cố định, nửa đêm, sớm tối bất cứ khi nào có điện thoại là phải có mặt để trao chìa khóa phòng.

“Không chỉ vậy, nhiều khách hàng gọi điện đặt phòng nhưng lại không đến khiến cho phòng bị bỏ trống, có trường hợp khách hàng lặng lẽ bỏ đi mà không thanh toán tiền phòng…” – chị Hà cho biết thêm.

Theo đánh giá của anh Đức Quân – Chuyên gia phân tích BĐS cho hay: Homestay là mô hình kinh doanh có nhiều tiềm năng, mang lại lợi nhuận cao nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm thị trường… Bên cạnh đó, việc lựa chọn vị trí không hợp lý, bài trí nội thất không phù hợp, sự thiếu ý thức của khách hàng, vận hành không chuyên nghiêp… sẽ mang lại rủi ro cho người kinh doanh.

Hiện tại ở Hà Nội nói riêng, mô hình kinh doanh Homestay được đánh giá là hiệu quả ở 2 quận là Tây Hồ và Hoàn Kiếm bởi khách nước ngoài đến Hà Nội du lịch chỉ ở tại 2 quận này. Thay vì nhà đầu tư tự vận hành, tự tìm khách, tự checkin, checkout, dọn phòng… thì việc sở hữu những căn hộ Officetel ở khu vực này để kinh doanh mô hình Homestay đang là lựa chọn của nhiều khách hàng.

Dự án Officetel Ciputra – Võ Chí Công vừa ra mắt thị trường BĐS Hà Nội, các căn hộ có diện tích vừa đủ, thanh khoản cao, dao động từ 46m2-66m2, số vốn ban đầu chỉ khoảng 200 triệu đồng.

Với vị trí đắc địa cửa ngõ thủ đô, trung tâm quận Tây Hồ, mặt đường Võ Chí Công, một bước ra tới Hồ Tây cùng công năng đa dạng của căn hộ Officetel: Vừa có thể làm văn phòng, được đăng ký kinh doanh tại chính căn hộ, vừa có thể để ở hoặc kinh doanh dịch vụ Homestay.

Đơn vị vận hành dự án là Savills – Đơn vị vận hành chuyên nghiệp mang thương hiệu Quốc tế. Do đó, nhà đầu tư sở hữu căn hộ tại dự án Officetel Tây Hồ sẽ không còn phải lo khâu vận hành mà trực tiếp Savills sẽ giúp nhà đầu tư trong khấu checkin, checkout, dọn phòng…

Để nhận tư vấn chi tiết về dự án Officetel Ciputra – Võ Chí Công, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Mr. Quân – SĐT 0986.506.329 – Chuyên viên tư vấn BĐS cao cấp tại Hà Nội.