Các loại thuế, phí khi bán nhà là là điều mà cả người bán và người mua cùng phải nắm rõ để tránh sai sót trong quá trình chuyển nhượng.

Đã có trường hợp do bên bán không hiểu cách tính thuế của Nhà nước nên đã gặp rắc rối với cơ quan thuế. Từ đó dẫn đến việc giao dịch bị đình trệ, bàn giao nhà cũng chậm lại, thậm chí giao dịch giữa 2 bên bị hủy bỏ.

Vì thế, trong bài viết này, Banchungcu.com.vn sẽ chia sẻ với mọi người tất cả các loại thuế phí cần phải nộp khi giao dịch chuyển nhượng nhà ở. Từ đó giúp mọi người chủ động được mọi việc và giao dịch được đảm bảo an toàn.

Các loại thuế phí khi chuyển nhượng BĐS

Các loại thuế phí khi chuyển nhượng BĐS

Cách tính thuế năm 2020

Trước đây, khi hai bên mua bán ra công chứng hợp đồng mua bán thường giá bán ghi trên hợp đồng sẽ thấp hơn nhiều so với giá bán thực tế của căn hộ, của BĐS đó.

Mục đích là để giảm thuế thu nhập cá nhân xuống, người được lợi chủ yếu là bên bán. Nhưng đến nay, việc bán nhà 2 giá sẽ đã được cấm và nếu như cố tình ghi giá thấp hơn so với khung giá Nhà nước thì cơ quan Công an sẽ vào cuộc để điều tra cụ thể.

Thuế TNCN được tính ra sao đối với các loại hình BĐS?

Hiện nay có 2 loại hình BĐS phổ biến đó chính là BĐS đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu và BĐS hình thành trong tương lai.

Đối với BĐS đã có sổ đỏ, thuế thu nhập cá nhân sẽ tính 2% trên giá trị ghi trong hợp đồng mua bán
Đối với BĐS hình thành trong tương lai, thường là căn hộ chung cư đang xây dựng thì thuế TNCN tính trên 2% trên số tiền khách hàng đã đóng cho chủ đầu tư.

Cách tính trên đã có tác động không nhỏ đến thị trường thứ cấp, người mua nhà thường có tâm lý chọn BĐS đã có sổ đỏ pháp lý đầu đủ thay vì mua một sản phẩm phải chờ đợi và chưa có sổ.

Các loại thuế, phí cần phải đóng khi chuyển nhượng BĐS gồm:

  • Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho.
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
  • Lệ phí trước bạ.
  • Phí thẩm định hồ sơ.
  • Phí đăng ký biến động quyền sở hữu, sử dụng đất.
  • Lệ phí địa chính.
  • Phí cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
  • Các loại thuế trên không phải tất cả các giao dịch đều phải chịu toàn bộ. Mà tùy vào dạng bất động sản chuyển nhượng, khu vực chuyển nhượng sẽ đóng các loại thuế khác nhau theo quy định của nhà nước.

Thuế bán nhà bên bán phải chịu khi có giao dịch gồm:

  • Thuế thu nhập cá nhân:
  • Trường hợp mua bán: giá chuyển nhượng x 2% thuế.
  • Trường hợp tặng, cho: 10% giá trị nhà đất.
  • Lệ phí công chứng.
  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2% đã đề cập ở đầu bài viết, với những quy định mới được áp dụng. Cũng có trường hợp không phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2%, người bán có thể tham khảo ở bên dưới.
  • Các trường hợp không chịu thuế thu nhập cá nhân 2% khi bán nhà:
    Chuyển nhượng giữa vợ với chồng; cha mẹ ruột với con; cha mẹ nuôi với con nuôi; cha mẹ chồng với con dâu; cha mẹ vợ với con rể; ông bà với cháu; anh chị em ruột với nhau.
    Chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở, đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân. Trong trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất một đất ở, nhà ở. Sở hữu tối thiểu 183 ngày và phải chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng.
    Còn lệ phí công chứng sẽ được tính trên các hợp đồng, giao dịch khác nhau như mua bán, cho, tặng, di chúc, vay tiền,…. Và tùy thuộc vào giá trị sẽ có mức thu phí công chứng cụ thể, từ 50.000 tới tối đa là 70 triệu/trường hợp. Ứng với các giao dịch dưới 50 triệu, cho tới trên 100 tỷ đồng.

Các loại thuế, phí bên mua phải chịu

Lệ phí trước bạ 0.5% giá trị ghi trên HĐMB là loại phí duy nhất người mua nhà phải chịu. Ngoài ra, đối với việc chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai, sau khi ký HĐMB công chứng và nộp thuế xong, 2 bên sẽ đến chủ đầu tư để xin xác nhận việc chuyển nhượng.

Có chủ đầu tư không thu phí nhưng có chủ đầu tư sẽ thu khoản phí này, thường chi phí này do bên bán chịu.

Trên đây là tất cả các loại thuế, phí khi chuyển nhượng BĐS mà bên bán và bên mua cần phải nộp. Nếu anh/chị còn băn khoăn hoặc có điều gì chưa rõ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn cụ thể. HOTLINE 0986.506.329