Những đại đô thị quy mô lớn xuất hiện thời gian gần đây tại Hà Nội đã thu hút các nhà đầu tư. Thế nhưng, không phải ai đầu tư cũng đều có lãi.

Tình trạng cắt lỗ tại các KĐT lớn

Tình trạng cắt lỗ tại các KĐT lớn

Cuối năm 2018, một đại đô thị rộng gần 500ha được ra mắt tại thị trường phía Đông thủ đô. Anh Tùng – nhà đầu tư cá nhân đã quyết định xuống tiền đợt 1 để đặt mua căn hô. Theo tính toán, khi dự án bàn giao thì anh sẽ bán lại để chốt lời, cùng cách thức này khi đầu tư những dự án trước a đều có lãi. 

Hơn nữa, chủ đầu tư dự án là một CĐT lớn đã có uy tín trên thị trường khiến a càng tin tưởng vào quyết định của mình. Thế nhưng, bài toán đầu tư đã không được như anh kỳ vọng, do đại đô thị có số lượng lớn hơn 60 tòa chung cư, số lượng căn bán ra cũng rất lớn khiến cho giá bán khó có thể tăng được. Chưa tính, các tòa bán sau có vị trí đẹp hơn, chính sách tốt hơn tòa bán trước.

Gần đến thời điểm bàn giao, anh nhờ sàn phân phối bán lại căn hộ với lỳ vọng lãi 1-200tr/căn. Nhưng thực tế, khi vào Group hội cư dân, hàng nghìn căn đang rao bán cắt lỗ, bán bằng giá chịu thuế sang tên… khiến anh “ngã ngửa” và tin rằng “kèo đầu tư này đã chính thức đổ bể”.

Với mong muốn đẩy hàng càng sớm càng tốt do lo ngại không chịu được lãi ngân hàng, nhiều khách hàng ôm vào 3-5 căn, đến nay rao bán cắt lỗ sâu cũng chưa bán được do lượng hàng CĐT còn khá nhiều. May ra, một số căn hộ đẹp như căn góc, hướng ĐN, hoặc căn Studio là có thể giao dịch được sớm. Cung lớn, cầu ít khiến cho hàng loạt các nhà đầu tư cá nhân “sập bẫy” tại chính KĐT đẹp bậc nhất thủ đô hiện nay.

Chị Hương – Nhà đầu tư chuyên nghiệp với kinh nghiệm 7 năm đầu tư đất nền cũng tham gia vào KĐT này, nhưng hướng đi của chị Hương đó là không phải đầu tư bán lướt sóng mà là đầu tư dòng tiền. Chị mua 5 căn Studio để setup Homestay cho thuê, vẫn biết trước giá cho thuê có thể thấp hơn lãi ngân hàng nhưng chị kỳ vọng sau này KĐT đồng bộ, chủ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì việc bán lại sẽ dễ dàng và sẽ có lãi. 

Nhưng toan tính của chị Hương đã hoàn toàn đổ bể do nguồn cung căn hộ ở đây quá lớn, mới đây chủ đầu tư còn ra mắt 2 tòa dịch vụ chuyên để cho thuê. Việc cho thuê của nhà đầu tư cạnh tranh trực tiếp với nhau, với cả căn hộ của chủ đầu tư làm chuyên nghiệp hơn, có sảnh lễ tân như khách sạn… Cuối cùng, chị Hương chấp nhận bán cắt lỗ và ra hàng dần để thu hồi vốn.

Ở một KĐT khác phía Tây Hà Nội, cũng của CĐT uy tín, hàng chục nghìn căn hộ ra mắt đợt 1 đã thu hút số lượng lớn nhà đầu tư cá nhân. Đến nay, khi đi vào bàn giao, việc bán cắt lỗ 1-200tr là việc xuất hiện thường xuyên trên các group cư dân.

Trao đổi với anh Quân – Chuyên gia tư vấn BĐS cá nhân cho hay: Việc lướt sóng căn hộ ở Hà Nội đã dừng lại cách đây 4-5 năm, trước đó ở một số dự án lớn, concept sản phẩm khác biệt đã xuất hiện việc lướt sóng căn hộ, chỉ cần có phiếu đồng ý được mua căn hộ là có thể bán qua tay lãi 15-20 triệu, phiếu được mua đó bán lại 5-6 lượt khiến giá bán căn hộ tăng lên đáng kể. Hoặc một số dự án chung cư giá rẻ đã xuất hiện tình trạng bán chênh, xếp hàng để được mua căn hộ…

Nhưng đến thời điểm này, nếu có ý định đầu tư lướt sóng căn hộ thì tôi khuyên các nhà đầu tư nên dừng lại. Vì việc làm này đã không còn mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, hầu hết nếu cố tình mua vào thì chỉ xác định lỗ “sấp mặt” như bào trường hợp đã xảy ra. Việc đầu tư vào căn hộ hiện nay chỉ mang tính tài sản tích trữ, sau này cho thuê có dòng tiền về đều đặn hoặc là tài sản kế thừa cho con cháu, và đương nhiên tiền lãi thấp hơn lãi ngân hàng.

Do đó, trước khi đầu tư, các nhà đầu tư nên nhìn nhận vấn đề kỹ càng, nhìn theo nhiều khía cạnh, đừng để cảm xúc lấn át lý trí để rồi không có đường lui.