Rủi ro luôn rình rập người mua nhà khi giao dịch tại các dự án vẫn còn nằm trên giấy. Thị trường đã chứng kiến nhiều dự án sốt ảo tăng giá “ầm ầm” sau 1-2 lần mở bán.

Thận trọng với HĐ góp vốn

Thận trọng với HĐ góp vốn

Huy động vốn với dự án trên giấy

Tận dụng cơn sốt đất ảo vừa qua, nhiều chủ đầu tư tận dụng triệt để nguồn tiền của khách hàng bằng cách giao dịch qua hợp đồng góp vốn. Một lượng lớn dự án chưa hoàn thành xong móng đối với chung cư, chưa xong hạ tầng đối với biệt thự nhưng khách hàng đã tranh nhau xuống tiền theo “cảm xúc”.

Đáng bàn nhất là nhiều dự án vẫn còn nằm trên giấy nhưng đã được huy động vốn, từ đó tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng nếu dự án không triển khai được đúng như cam kết của chủ đầu tư.

Nhiều dự án còn tung chiêu tạo sốt ảo để đẩy giá cao hơn giá trị thực tế. Có dự án vừa công bố mức giá kỳ vọng khoảng chục triệu đồng thì tuần sau đã tăng lên gấp đôi, gấp 3 so với ban đầu.

Thậm chí nhiều dự án đất nền còn tăng giá gấp 4-5 lần sau 1-2 đợt ra mắt thị trường. Theo nhận định của các chuyên gia BĐS, không có một tiêu chí nào để định giá đất ở các vị trí cách trung tâm 10-15-20km. Bên cạnh đó, khái niệm về trung tâm thủ đô sau khi Hà Nội mở rộng đã không còn như trước nữa, đồng thời khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô vẫn trong giai đoạn dự thảo thì việc xác định giá trị thực của các dự án càng khó, nhất là những dự án ở xa.

Trong tình hình thực tế giá BĐS tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào cách làm thị trường của CĐT, của nhân viên môi giới thì khách hàng cần phải thận trọng xuống tiền và nếu đầu tư thì phải tỉnh táo chọn thời điểm lúc nào nên vào tiền, lúc nào nên rút.

Khách hàng phải thận trọng

Hiện nay, nguồn cung về nhà ở sẵn có rất khan hiếm so với nhu cầu của người dân. Do đó, việc mua nhà ở hình thành trong tương lai dưới hình thức góp vốn là điều tất yếu. Bản thân các CĐT muốn có đầu ra ổn định thì cũng cần nguồn vốn để triển khai dự án.

Đại diện Sông Đà 1, Ông Trung cho rằng điều quan trọng của 1 dự án là việc đảm bảo đầu ra. Trong khi đó, ngân hàng đang siết chặt tín dụng trong kinh doanh BĐS. Do đó, nếu không huy động vốn từ khách hàng thì các dự án chắc chắn rất khó thành công và kịp tiến độ

Dựa trên khuôn khổ pháp luật, việc huy động vốn từ hợp đồng góp vốn là hoàn toàn hợp pháp. Cả 2 bên cùng có lợi: Khách hàng mua được giá rẻ từ ban đầu, chủ đầu tư có vốn để triển khai dự án. Nhưng bản chất phía sau của Hợp đồng góp vốn có thể hiểu đơn giản đó là “được ăn, thua chịu”.

Vì thế, để tránh rủi ro xảy ra khi mua nhà theo kiểu HĐ này, khách hàng buộc phải tìm hiểu thông tin chủ đầu tư, chỉ nên lựa chọn chủ đầu tư uy tín để trao niềm tin bởi có rất nhiều khách hàng phải “nhận quả đắng” khi tin vào một chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, uy tín trên thị trường, bán nhà kiểu bán vịt trời…

Để nhận tư vấn chuyên sâu về cách kiểm tra pháp lý dự án, cách lựa chọn dự án ổn định về pháp lý để xuống tiền, các loại hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng góp vốn, hợp đồng ký quỹ… Cũng như cơ hội đầu tư ở một số dự án đất nền, condotel hay Officetel… Quý khách hãy liên hệ trực tiếp Chuyên viên tư vấn Luật BĐS cao cấp: Mr. Quân – SĐT 0916.186.225