Do ảnh hưởng đại dịch Covid 19, nhiều người đã bị mất việc làm, nghỉ việc luân phiên, giảm thu nhập thậm chí là không có thu nhập. Áp lực trả nợ ngân hàng trong thời gian này đang lớn hơn bao giờ hết.

Vay ngân hàng mua nhà

Vay ngân hàng mua nhà

Áp lực trả nợ

Gia đình anh Toàn – Chị Tươi là một trong những minh chứng cụ thể, cuối năm 2019 vừa rồi anh chị bàn nhau quyết định mua một căn hộ cũ để có chốn an cư, đi thuê nhà gần chục năm nay cũng tồn nhiếu chi phí rồi, giá điện nước cao, chủ nhà không thoải mái, phòng trọ chật hẹp, con thì đã lớn… Anh/chị quyết định mua lại một căn hộ cũ khu vực mặt đường Nguyễn Xiển để tiện cho công việc của 2 vợ chồng, tiện cho con đi học không phải đổi trường mới. Căn hộ anh/chị mua lại có giá 1.7 tỷ đồng trong khi đó tài chính tích cóp, vay mượn được của anh chị chỉ vọn vẹn 700 triệu.

Vay ngân hàng số tiền lên đến 1 tỷ đồng nhưng anh chị vẫn quyết định mua do thu nhập của hai anh chị khá ổn định. Cả 2 vợ chồng đều là hướng dẫn viên du lịch, thu nhập đều hàng tháng cũng được 40 triệu, tính ra mỗi tháng trả lãi và gốc cho ngân hàng khoảng 15 triệu, vẫn trong mức chi tiêu mà anh chị cáng đáng được.

Nào ngờ đến đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, cả 2 vợ chồng cùng được cho nghỉ việc vô thời hạn với mức hỗ trợ 2 triệu/người. Gia đình có 2 cháu nhỏ, tiền tích lũy đã dồn hết đi mua nhà, giờ lại phải trả một khoản lãi lớn hàng tháng, không biết sẽ xoay sở ra sao.

Chị Hoa cũng không kém khi trở thành con nợ của ngân hàng khi mà cả 2 vợ chồng cùng bị cho nghỉ không lương vô thời hạn. Chi cho biết gia đình quyết định mua một căn hộ trả góp ở Linh Đàm có giá 1.5 tỷ, vay ngân hàng 800 triệu còn đâu là vốn tự có của hai vợ chồng. Số tiền lãi gốc hàng tháng anh chị phải trả khoảng gần 11 triệu đồng.

Trước đó, chị Hoa là nhân viên phục vụ Canteen của trường đại học TL, chồng là lái xe bus, hai vợ chồng thu nhập hàng tháng cũng được hơn 20 triệu, số tiền trả lãi cho ngân hàng cũng không quá áp lực. Đến nay cả 2 vợ chồng đều đã nghỉ việc, không có nguồn thu và đến giờ này không biết xoay đâu ra tiền để trả cho ngân hàng.

Ngân hàng có sự điều chỉnh?

Ngày 8/4 đã chứng kiến nhiều ngân hàng đã có sự điều chỉnh về lãi suất cho vay nhưng chưa nhiều. Cụ thể: ngân hàng Vietcombank giảm lãi suất cho vay mua nhà từ 9,5% xuống 9,2% đối với gói vay ưu đãi 36 tháng. Lãi suất sau ưu đãi của ngân hàng này vẫn giữ nguyên ở mức 10,5%. Ngân hàng Shinhan Bank cũng giảm lãi suất từ 7,8% xuống 7,5% đối với gói vay ưu đãi 12 tháng; giảm từ 8,6% xuống 8,3% đối với gói vay ưu đãi 24 tháng và giảm lãi suất từ 10,1% xuống 9,4% đối với gói vay ưu đãi 36 tháng.
– Ngược lại một số ngân hàng lại tăng lãi suất cho vay mua nhà như VIB, Hong Leong Bank… lên 0.3% so với lãi suất cũ.
– Hầu hết các ngân hàng hiện nay chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân trực tiếp trong các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, còn lãi suất cho vay mua nhà chưa có sự thay đổi nhiểu.

Từ ngày 1/4, nhiều NH đã triển khai các giải pháp cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng. Theo đó, khách hàng phải chủ động gửi đơn đề nghị NH giãn nợ và trình bày nguồn thu nhập bị sụt giảm như thế nào.

Trên cơ sở đó, NH sẽ thẩm định và xem xét từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đề xuất đều được NH xét duyệt và hỗ trợ. Hiện nay, NH chủ yếu tập trung vào nhóm khách doanh nghiệp, đối với khách hàng cá nhân gần như đang còn bỏ trống.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trọng Hoàng, trông chờ sự hỗ trợ từ ngân hàng là hơi khó, bởi các ngân hàng cũng là những đơn vị kinh doanh, phải cân đo đong đếm nguồn thu, chi. Vì vậy, để gỡ khó cho người vay vốn, cần có sự tiếp sức mạnh hơn từ cơ quan quản lý nhà nước bằng các gói hỗ trợ.