Thị trường có lúc thăng, lúc trầm, tuy nhiên giá bất động sản ngày càng tăng là một quy luật tất yếu mà ai cũng nhìn thấy. Vậy tại sao giá BĐS không giảm mà chỉ có tăng?

Giá BĐS năm sau luôn cao hơn năm trước

Giá BĐS năm sau luôn cao hơn năm trước

1. Dân số luôn tăng nhưng đất thì không nở ra

Tổng diện tích đất là một con số cố định, theo thời gian diện tích đất không nở ra hoặc mở rộng thêm. Trong khi đó, con người được sinh ra ngày càng nhiều, dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng đất đai, nhà cửa ngày càng lớn. Ngoài ra, đất còn để phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông….

Tính khan hiếm của đất đai thể hiện rõ nhất ở các đô thị lớn, khi mà người dân ở các tỉnh thành đổ về ngày càng nhiều, nhu cầu chỗ ở ngày càng lớn, từ đó khiến cho giá đất đai, nhà ở năm sau đều cao hơn năm trước, thậm chí tháng sau cao hơn tháng trước là điều dễ hiểu.

2. Là nhu cầu tất yếu của con người

Trên thực tế, mọi thứ xung quanh con người đều liên quan đến BĐS, từ văn phòng làm việc đến trung tâm mua sắm giải trí, chỗ ở… đều là BĐS. Theo các nhà nghiên cứu BĐS, đất đai từ trước đến nay đều luôn song hành và sát cánh với sự phát triển của con người, gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người.

Vì thế, giá trị sử dụng BĐS bề vững theo thời gian, phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Theo quy luật thị trường, giá BĐS sẽ có lúc lên lúc xuống, nhưng khi đi xuống thì chỉ ở một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ lại thiết lập mặt bằng giá mới và quay đầu đi lên. Khi thị trường đi xuống là lúc các nhà đầu tư thông thái xuống tiền ôm hàng. 

3. Tâm lý tích sản ăn sâu vào tiềm thức của người dân

Trong tiềm thức của người Việt Nam, tâm lý sở hữu đất đai, nhà cửa vốn đã ăn sâu vào tâm lý của mỗi người. BĐS là kênh đầu tư hiệu quả và ít rủi ro nhất bên cạnh các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, tiền ảo….

Vì là tài sản tích lũy nên giá trị lẫn giá cả của BĐS luôn tăng theo thời gian. Mỗi năm giá BĐS sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới cao hơn hẳn so với năm trước. 

Mỗi phân khúc BĐS đều có nhóm khách hàng riêng biệt, tuy nhiên BĐS thổ cư là kênh đầu tư ăn chắc mặc bền, được nhiều người lựa chọn nhất.

4. Chi phí liên quan đến đất đai ngày càng tăng cao

Các chi phí liên quan đến BĐS như thuế, giá vật tư, nhân công, vốn vay làm hạ tầng, chi phí mặt bằng…. ngày càng đắt đó khiến cho giá BĐS ngày càng tăng.

Do chi phí đầu vào ngày càng tăng nên việc giá BĐS không ngừng đội lên là một điều vô cùng dễ hiểu.