Nguồn cung căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội đang khan hiếm trên thị trường do các chủ đầu tư không “mặn mà” với phân khúc này, biên độ lợi nhuận thấp và chính sách ưu đãi không nhiều.

Khan hiếm căn hộ giá rẻ

Khan hiếm căn hộ giá rẻ

Cả nước có 3 dự án nhà ở xã hội mới được cấp phép

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy trong quý 2/2021, cả nước có 3 dự án nhà ở xã hội cấp phép mới với 1.766 căn hộ tại Đà Nẵng, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Bên cạnh đó, đang đó 94 dự án nhà ở xã hội với 123.085 căn hộ đang triển khai, chủ yếu ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội và Thanh Hóa.

Diện tích căn hộ nhà ở xã hội có diện tích chủ yếu 50-70m2 với giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, chủ yếu tập trung ở các thành phố trọng điểm, đông dân cư và người lao động.

Một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội có mức giá 13.5-16tr/m2 đang trong quá trình thi công như dự án IEC Thanh Trì có mức giá 15.8tr/m2, Ecohome Bắc Cổ Nhuế- Đông Ngạc có giá bán 16/5tr/m2, dự án CT14 Kim Chung- Đông Anh có giá bán 13.5tr/m2… Tại TP.HCM, các dự án nhà ở xã hội có giá bán bình quân 13-25tr/m2.

Bên cạnh các dự án nhà ở xã hội đang triển khai thì những dự án đã vào ở được 3-5 năm nay đều có mức giá tăng đột biến trung bình 2-2.5 lần so với mức giá chủ đầu tư đưa ra, phổ biến ở mức 20-25tr/m2.

Đơn cử như dự án nhà ở xã hội ở Linh Đàm đã bàn giao được 5 năm nay đang được rao bán với mức giá trung bình 26tr/m2 với căn hộ 69.6m2, hay dự án Ecohome 3 mới vào ở cũng đang được ra bán dưới dạng ủy quyền với mức giá 22tr/m2. Những dự án này đã gia nhập vào phân khúc căn hộ tầm trung thay vì căn hộ giá rẻ như trước.

Căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội không hấp dẫn nhà đầu tư

Chỉ đạo của Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, nhà ở thương mại giá rẻ cho người lao động có thu nhập trung bình, điều chỉnh cơ cấp bất động sản theo nhu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ giá rẻ, nhà ở xã hội vẫn khan hiếm trên thị trường do các chủ đầu tư không mặn mà với phân khúc này bởi biên độ lợi nhuận thấp, chính sách ưu đãi không nhiều.

Đại diện Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Từ cuối năm 2018 đến nay, nguồn cung dự án bất động sản khan hiếm do dòng vốn chảy vào BĐS bị siêt chặt, pháp lý được kiểm tra rà soát chặt chẽ. Theo đó, dịch bệnh Covid bùng phát càng khiến cho thị trường suy giảm. Trong cơ cấu nguồn cung căn hộ mới, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội gần như đã biến mất khỏi thị trường mặc dù nhu cầu thị trường là rất lớn. Thống kê thời gian từ đầu năm 2021 đến nay, các dự án mới mở bán chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp và phân khúc căn hộ hạng sang có giá bán từ 40-700tr/m2, vượt xa mức chi trả của người lao động bình thường.

Đại diện một chủ đầu tư dự án cho biết: Lợi nhuận từ việc làm nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội là rất thấp, chưa kể đến việc chủ đầu tư nếu không có nghề còn có thể bị lỗ. Hơn nữa, quy trình triển khai một dự án nhà ở xã hội lại không khác dự án thương mại bình thường. Do đó, các chủ đầu tư đã không còn mặn mà với phân khúc này nữa.

Quỹ đất cho việc phát triển nhà ở xã hội hiện không còn nhiều, chủ yếu ở những nơi hạ tầng chưa đồng bộ khiến cho việc dự án ra hàng rất khó khăn.

Đại diện Banchungcu.com.vn cho biết: Hiện nay, giá bán căn hộ trung cấp 2 phòng ngủ tại thành phố Hà Chí Minh đã ở mức trung bình 2.5 tỷ/căn, cao hơn gấp 20 lần so với thu nhập của người lao động trung bình, do đó giấc mơ an cư của người dân ngày càng xa vời. 

Trong khi đó, căn hộ có giá bán trên dưới 1 tỷ/căn gần như đã biết mất khỏi thị trường trong thời gian 2 năm qua. Thêm vào đó, quy định mới dự án trên 2ha phải dành 20% diện tích đất làm nhà ở xã hội đã khiến cho giá nhà chung cư sẽ còn tăng trong thời gian tới.