Phân khúc nhà ở thấp tầng tại Hà Nội gồm shophouse, liền kề, biệt thự… vẫn giao dịch mạnh mặc dù diễn biến dịch bệnh Covid 19 vẫn đang phức tạp. Đây được coi là kênh giữ tiền an toàn của nhiều người có sẵn tài chính hiện hữu.

Nhà ở thấp tầng hút khách

Nhà ở thấp tầng hút khách

Ghi nhân qua con số thống kê của Savills cho thấy: Phân khúc nóng nhất thị trường BĐS Hà Nội thời gian qua chính là nhà ở thấp tầng. Cụ thể, quý 1/2021, lượng giao dịch đạt 934 sản phẩm, tăng 83% so với cuối năm 2020 và tăng 232% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 80% lượng giao dịch thuộc về phía Tây thủ đô, trong đó Hoài Đức và Hà Đông là 2 khu vực dẫn đầu. Tỷ lệ hấp thụ đạt 47%, tăng 14% theo quý và 26% theo năm.

Giá sơ cấp trung bình của Biệt thự đạt 4.463 USD/m², tăng 4% theo quý và 12% theo năm. Giá trung bình của Nhà liền kề là 4.664 USD/m², tăng 14% theo năm. Với Nhà phố thương mại shophouse, giá trung bình khoảng 7.860 USD/m², tăng 26% theo năm.

Đại diện Savills đánh giá: Phía Tây sở hữu nguồn cung lớn nhất và chiếm tỷ trọng giao dịch lớn nhất bởi quỹ đất vẫn còn và hạ tầng được cải thiện tích cực. Đặc biệt trước tình hình dịch bệnh còn phức tạp, người dân có thêm thời gian tìm hiểu BĐS và có nhu cầu mua vào nhằm giữ tiền.

Cùng quan điểm với Savills Việt Nam, đại diện báo Banchungcu.com.vn cho hay: Thị trường BĐS vẫn đang “sục sôi” nói chung trên cả nước, thời gian qua chứng kiến nhiều nơi sóng cực lớn như Hải Phòng, Bắc Giang… Tuy có hạ nhiệt thời gian gần đây nhưng nhu cầu mua BĐS để giữ tiền, làm tài sản tích lũy vẫn đang hiện hữu, ngày càng nhiều nhà đầu tư F0 tham gia vào thị trường.

Trước sự chững lại của thị trường BĐS các tỉnh thì nhà đàu tư đang quay lại thị trường BĐS thủ đô với kỳ vọng giá nhà tiếp tục tăng trong thời gian tới, tỷ lệ mua vào đạt mức cao và cao hơn nhiều lần so với tỷ lệ bán ra.

Nguồn cung thực tế ở một số dự án phía Tây thủ đô như Hà Đô Charm Villas, An Lạc Green Symphony và Hinode Royal Park và khu vực Tây Hà Nội với dự án shophouse Him Lam Vạn Phúc. Trong đó khu vực phía Tây chiếm 83% nguồn cung mới.

Tỷ lệ giao dịch tại các dự án trên đều ở mức cao hơn kỳ vọng, thậm chí khách hàng có nhu cầu đều phải chấp nhận mua chênh sau ngày mở bán do chậm chân không kịp mua đợt mở bán đầu tiên. Đơn cử như dự án shophouse Him Lam – Vạn Phúc ghi nhận mức giá tăng 10-15%, lượng hàng sơ cấp đã bán hết và thị trường giao dịch thứ cấp khá sôi động. Đây là dự án duy nhất xây thô hoàn thiện mặt ngoài mới mở bán tại Hà Nội với pháp lý hoàn chỉnh.

Dự báo tình hình thị trường về phân khúc nhà ở thấp tầng năm 2021, đại diện CBRE cho hay: Từ nay đến cuối năm, thị trường đón nhận khoảng 3.600 căn từ 16 dự án mở bán. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phía Tây thủ đô như Hoài Đức, Đan Phượng… giá vẫn sẽ tiếp tục tăng trên thị trường thứ cấp, nhà đầu tư F1 gần như chắc thắng nếu mua được giá gốc chủ đầu tư.

Nhận định thị trường BĐS thời gian tới tiếp tục khan hiếm do Chính phủ ban hành nghị đính mới số 30/2021 quy định chỉ công nhận chủ đầu tư dự án xây dựng trên đất ở hoặc một phần đất ở. Đối với đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp sẽ không được triển khai dự án. Trong khi đa số các dự án hiện nay đều là đất sản xuất kinh doanh, đất nông nghiệp…