Thị trường BĐS bị ảnh hưởng bởi dich Covid, tháng Ngâu nhưng theo thống kê giá trên thị trường sơ cấp không giảm mà có xu hướng tăng, giá trên thị trường thứ cấp xuất hiện một số căn hộ rao bán cắt lỗ do chủ nhà không chịu được chi phí ngân hàng.

Giao dịch trên thị trường BĐS

Giao dịch trên thị trường BĐS

Giá vẫn tăng trong Quý 3

Tâm lý khách hàng chờ “bắt đáy” đang lan rộng trên thị trường nhà đất. Ai cũng mong muốn chờ giá giảm sâu để mua, nhưng thực tế điều này khó diễn ra. Ngay trong đợt cao điểm dịch Covid, giá nhà vẫn không giảm, thậm chí tăng nhẹ 3-7% ở một số dự án có CĐT uy tín, hạ tầng đầu tư đồng bộ.

Theo khảo sát của Banchungcu.com.vn cho thấy: Mặc dù nhu cầu mua BĐS đã giảm gần 7% so với tháng trước nhưng giá bán vẫn không có dấu hiệu giảm, tại TP.HCM tính riêng giá bán trong tháng 7 đã tăng 0.7% so với tháng trước và tăng gần 7.5% so với cùng kỳ năm 2019. Mức giá trung bình đã đạt mức 43.5tr/m2 và đang có xu hướng tăng lên do các dự án vùng ven đang có giá ngày càng cao.

Tại thị trường Hà Nội, giá bán căn hộ cao cấp ở một số dự án đồng bộ về hạ tầng, được đầu tư nhiều về tiện ích dịch vụ, chủ đầu tư uy tín…. giá bán trung bình đã đạt mức 40tr/m2 và vẫn có xu hướng tăng do quỹ đất nội đô đã cạn kiệt, khói bụi, ô nhiễm trong nội thành vẫn chưa được xử lý triệt để. Do đó tìm một dự án các quận ven thành phố, giao thông thoáng đãng, có đầy đủ hạ tầng đang là xu hướng chung của khách mua nhà.

Nhận định về thị trường BĐS sơ cấp, ông Phúc – Đại diện Phú Đông group cho biết rất khó để doanh nghiệp BĐS giảm giá bán do chi phí đầu vào ngày một tăng cao như chi phí sử dụng đất, chi phí xây dựng, nhân công, chi phí tài chính…

Đại diện HoREA – Ông Lê Hoàng Châu nhận định: Giá BĐS khó có thể giảm sâu trong trung và dài hạn do quỹ đất đang ngày càng khan hiếm. Lực cản lớn nhất không phải nguồn câu mà chính là khan hiếm dự án. Rào cản pháp lý khiến dự án không ra được hàng, quỹ đất sạch đã hết.. đó chính là những nguyên nhân dẫn đến giá BĐS tăng trong thời gian qua bất chấp đại dịch hay tháng Ngâu. Các dự án của CĐT uy tín vẫn có giao dịch khá đều.

Thị trường sơ cấp giảm nhẹ

Thị trường giao dịch thứ cấp cũng gặp một số áp lực do nguồn cầu giảm nhiệt, một số nhà đầu tư gặp áp lực phải ra hàng khiến giá bán có thể giảm nhẹ

Tuy nhiên, xu hướng này không diễn ra mạnh mẽ và sẽ sớm chấm dứt do nhiều tín hiêu tích cực từ kinh tế vĩ mô, tín hiệu tốt từ vacxin chống dịch…

Nhận định của chuyên gia BĐS Tuấn Phong: Hiện nay mới chỉ xuất hiện nhà đầu tư rao bán cắt lời chứ chưa phải cắt lỗ. Nhà đầu tư mua vào có thể bước 1 đã chênh 2-300tr/sản phẩm nếu đó là sản phẩm HOT cụ thể như shophouse thấp tầng, nhà phố… thì nay bán ra cắt lỗ phần chênh hoặc đẩy giá lên và cắt lỗ một chút để thu về đúng bằng số vốn bỏ ra. Dấu hiệu bán tháo vẫn chưa xảy ra do các sản phẩm đầu tư đều là sản phẩm có hữu hạn, vị trí đep.

Tại một số dự án chung cư Hà Nội, do nguồn cung lớn, nhà đầu tư mua vào đợt 1 với giá tốt, nay bán ra bằng giá bán hiện tại, thông tin rao cắt lỗ 20-50tr nhưng thực tế vẫn có lãi so với vốn bỏ ra ban đầu. Chỉ có duy nhất một lượng nhỏ khách hàng mua nhà và mất việc làm dịp Covid dẫn đến áp lực trả nợ buộc phải bán ra với giá cắt lỗ.

Nhìn về lâu dài, BĐS vẫn là kênh đầu tư và kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh giá vàng có biến động khó lường. Dịch bệnh đang dần được kiểm soát, những thông tin tích cực từ vacxin phòng bệnh đang giúp cho thị trường ngày càng tốt lên. Những dự án đảm bảo về pháp lý, chủ đầu tư uy tín vẫn chiếm những ưu thế nhất định, thoát được làn sóng bán cắt lỗ.