Nếu có ý định góp tiền cùng người yêu mua nhà thì chắc chắn bạn phải nắm được những điều dưới đây để chủ động được về mọi thứ, tránh những rắc rối không đáng có xảy ra.

Lưu ý khi góp vốn mua nhà!

Lưu ý khi góp vốn mua nhà!

Phương án cùng góp tiền để mua nhà là cách làm phổ biến của nhiều nhiều cặp đôi đang yêu nhau hiện nay nhằm giảm thiểu chi phí thuê trọ, phí sinh hoạt đắt đỏ do giá điện, nước đều tính theo giá kinh doanh.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến Quân nhờ tư vấn do lo ngại trường hợp “cơm chẳng lành, canh chẳng ngot”, hai người phải chia tay sẽ dẫn đến rắc rối tranh chấp tài sản. 

Theo Quân, việc các bạn trẻ đang yêu nhau cùng góp tiền mua nhà là việc nên làm, là sự đầu tư cho tương lai, là thứ mà cả 2 cùng nhau phấn đấu. Nhưng để tránh những rắc rối phát sinh sau này, các bạn nên lưu ý 2 điều quan trọng dưới đây:

Ai là người đứng tên trên sổ đỏ

Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai đã nêu rõ: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Như vậy, 2 người cùng có quyền đứng tên chung trên sổ đỏ sở hữu ngôi nhà đó. Vì thế, 2 người có quyền ngang nhau trong việc sở hữu hay định đoạt ngôi nhà đó. Trường hợp nếu không thống nhất được khi có tranh chấp xảy ra, nếu khởi kiện ra tòa thì Tòa án có quyền phán quyết phân chia tài sản này. 

Vì vậy, trên hợp đồng mua bán và trên sổ đỏ ngôi nhà cần đứng tên cả 2 người (đồng sở hữu) để cả 2 cùng có quyền lợi như nhau.

Trường hợp tỷ lệ góp vốn không phải là 50:50

Trong trường hợp 2 người góp vốn mua ngôi nhà đó nhưng tỷ lệ không bằng nhau thì thủ tục như thế nào để cả 2 cùng được đảm bảo quyền lợi. 

Trường hợp này cần làm một hợp đồng góp vốn, trên hợp đồng góp vốn cần nêu rõ ai góp bao nhiêu vốn và hợp đồng này nên công chứng.

Nếu là hợp đồng viết tay thì cần có người thứ 3 làm chứng ký vào đó nhằm đảm bảo tính chứng cứ khi phát sinh tranh chấp.

Việc làm trên là bằng chứng để sau này phân chia tài sản nếu 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho các bên.

Trên đây là những chia sẻ của Quân về những lưu ý khi góp vốn cùng người thân mua nhà. Nếu anh/chị có bất kỳ điều gì thắc mắc cần sự tư vấn hoặc có nhu cầu tư vấn mua nhà trả góp thì liên hệ trực tiếp với Quân qua SĐT 0986.506.329