Vay ngân hàng để mua nhà trả góp là cách làm phổ biến của nhiều gia đình hiện nay. Đây là phương án cũng khá tối ưu bởi nhờ được sự hỗ trợ của ngân hàng, không dồn hết vốn vào một chỗ, được ngân hàng “soi” pháp lý căn hộ giúp… Nhưng vay như thế nào để không phải mất cả đời để trả nợ thì không phải ai cũng biết.

Vay vốn ngân hàng

Vay vốn ngân hàng

1. Đừng dùng “bùa” để chứng minh thu nhập

Để vay thế chấp, ngoài tài sản là chính căn hộ bạn mua thì bạn cần phải chứng minh một khoản thu nhập để đủ khả năng trả nợ. Ngân hàng thẩm định xong, nếu đáp ứng được thì mới giải ngân. Nhiều khách hàng cố muốn vay, dùng cả tài sản của bố mẹ ra để chứng minh thu nhập, thậm chí nhờ nhân viên tín dụng “chế biến” hồ sơ để được vay.

Cuối cùng được ngân hàng đồng ý và giải ngân cho vay nhưng thu nhập thực tế không đủ khả năng trả nợ dẫn đến mất khả năng thanh toán, áp lực lên cuộc sống gia đình… cuối cùng nhiều trường hợp phải bán tháo, cắt lỗ.

Do đó, khi chứng minh thu nhập bạn nên dựa vào thực lực tài chính của bản thân, cân đối số tiền trả lãi hàng tháng với thu nhập thực tế, không nên để số tiền trả lãi cho ngân hàng vượt quá 40% tổng thu nhập, từ đó giảm được rủi ro tài chính, tránh được tình trạng mất thanh khoản, lâm vào nợ nần không đáng có.

2. Cố mua nhà khi chưa đủ tích lũy

Nhiều gia đình trẻ chưa tích lũy được nhiều nhưng vẫn cố mua nhà. Đã có trường hợp cố mua nhà bằng được và vay vốn lên tới 70-80% giá trị căn hộ, gặp phải dịch Covid dẫn đến mất việc làm, mất thu nhập, từ đó không có khả năng thanh toán cho ngân hàng dẫn đến phải bán cắt lỗ sâu để trả nợ hoặc bị ngân hàng tịch thu, kê biên tài sản do nợ xấu.

Theo các chuyên gia, tốt nhất khách hàng khi mua nhà trả góp chỉ nên vay tối đa 30-40% giá trị căn hộ. Đừng cố mua nhà khi tích lũy chưa đủ dẫn đến mất khả năng thanh toán, rước nợ vào thân.

3. Mua nhà phù hợp với khả năng tài chính

Thực trạng dịch Covid đã được kiểm soát tốt, giá BĐS vẫn ngày càng tăng so với cùng kỳ, nhiều khách hàng cố mua nhà trong trung tâm trong khi khả năng tài chính có hạn đã đến phải “cố” vay mượn.

Đã có nhiều khách hàng vay quá nhiều dẫn đến mất thanh khoản, không có khả năng trả nợ dẫn đến bị ngân hàng xiết nợ ngôi nhà.

Thay vì cố quá, bằng mọi giá mua nhà trong trung tâm thì bạn có thể chọn những nơi ven đô như Quận 9, Thủ Đức, Nhà Bè… nơi được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện và có giá bán BĐS mềm hơn trong trung tâm, phù hợp hơn. 

4. Cho thuê lại chính căn nhà mình mua

Để giảm áp lực trả lãi ngân hàng, nhiều khách hàng chọn phương án sau khi nhận nhà sẽ tiến hành cho thuê để lấy tiền trả lãi cho ngân hàng. Còn lại vẫn đi thuê trọ hoặc ở cùng bố mẹ.

Đây cũng là phương án khá ổn, giúp người mua giảm được áp lực trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên, nếu trường hợp đi ở trọ thì bạn cần đảm bảo số tiền bạn đi thuê trọ phải nhỏ hơn ít nhất 2 lần số tiền bạn cho thuê nhà. 

Nhược điểm cách làm này là sau này bạn lấy nhà về ở, nhà sẽ không được mới như ban đầu. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề quá lớn, chỉ cần chỉnh sửa lại là có thể ở bình thường.

5. Lên kế hoạch tất toán trước hạn một cách cụ thể

Khi chọn gói vay, nhiều khách hàng chọn những gói vay dài 10-20 năm để số tiền trả hàng tháng giảm xuống. Tuy nhiên, khách hàng cần lên kế hoạch trả nợ trước hạn tương đối cụ thể. 

Ví dụ 2 năm sau tích cóp trả được bao nhiêu tiền, 5 năm trả được bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, mấy năm thì tất toán được hết. Từ đó bạn sẽ chủ động hơn trong việc chi tiêu, có thêm động lực để kiếm tiền và tiết kiệm.

Lưu ý: Mỗi ngân hàng có mức phí phạt trả nợ trước hạn khác nhau, trung bình từ 1-3%/số tiền trả nợ trước hạn cùng các mốc thời gian cụ thể. Do đó, bạn cần tính toán số tiền bị phạt nếu như trả trước hạn xem ngân hàng nào phù hợp, thời gian nào phù hợp.

Với những lưu ý trên, Quý khách đang cần vay ngân hàng mua nhà trả góp có thể liên hệ trực tiếp với Mr. Quân – 0986.506.329 – Chuyên gia tư vấn BĐS và tài chính cá nhân để được tư vấn chi tiết nhất về hồ sơ thủ tục vay vốn, nên chọn ngân hàng nào, chọn gói vay phù hợp, thời gian tất toán tối ưu…