Quyết định mua căn hộ cao cấp 2.1 tỷ đồng, vay ngân hàng lên đến 70% giá trị căn hộ – Niềm vui về nhà mới chưa được “tày gang” thì vợ chồng anh Kiên phải quyết định bán nhà vì không gánh nổi tiền lãi ngân hàng.

Vay vốn mua nhà trả góp

Vay vốn mua nhà trả góp

Dưới đây là câu chuyện gia đình anh Kiên về bài toán tài chính sai lầm khi mua nhà trả góp:

Tôi năm nay 29 tuổi, làm kỹ sư xây dựng tại một Tập đoàn xây dựng lớn ở Việt Nam. Công việc không có định một chỗ do phải đi theo công trình nay đây mai đó, nhưng chủ yếu là các công trình ở Hà Nội. Trụ sở công ty ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, mức lương cố định của tôi hàng tháng là 30 triệu đồng. Vợ tôi là nhân viên Seo – Marketing tại một doanh nghiệp xuất nhập khẩu, làm giờ hành chính, thu nhập hàng tháng được 8 triệu đồng/tháng, thi thoảng có thưởng 1-2 triệu/tháng.

Sau 3 năm kết hôn, vì không muốn đi ở trọ nữa nên 2 vợ chồng tôi quyết định tìm mua căn hộ trả góp với số tiền tiết kiệm được 500 triệu. 

Sau mấy tháng tìm khắp các khu vực, với các căn hộ vừa tiền tầm hơn 1 tỷ đồng thì chủ yếu ở các khu vực ven đô như Long Biên, Gia Lâm, xa nơi làm việc của 2 vợ chồng. Còn căn hộ vị trí trung tâm thì giá bán lại khá cao, lên đến 2 tỷ đồng đối với căn 2 phòng ngủ, 2wc rộng rãi.

Cuối cùng 2 vợ chồng tôi quyết định huy động vốn thêm để mua căn hộ trong nội đô cho tiện đi lại, công việc và học tập của các con. Chạy vạy vay mượn khắp nơi 2 bên nội ngoại, anh em… cuối cùng vợ chồng tôi vay thêm được căn 200 triệu của một người bạn mới đi nước ngoài về, không phải trả lãi. Vợ chồng tôi quyết định vay ngân hàng 1.5 tỷ để mua căn hộ 63m2-2PN có giá 2.2 tỷ tại một khu đô thị hiện đại, đồng bộ của một CĐT uy tín phía Tây Hà Nội.

Với thu nhập đều đặn trung bình 40 triệu/tháng, vay vốn 1.5 tỷ đồng và chọn gói vay dài tối đa lên tới 20 năm, vợ chồng tôi không gặp vấn đề gì về khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ban đầu ngân hàng giải ngân theo đợt nên số tiền trả háng tháng ban đầu chỉ khoảng 8.5 triệu/tháng. 

Sau khi ngân hàng giải ngân hết, số tiền hàng tháng vợ chồng tôi trả khoảng 14.5 triệu đồng/tháng. Mức chi trả đó vẫn phù hợp với thu nhập của 2 vợ chồng, còn dư khoảng 25 triệu vẫn đủ chi tiêu gia đình và tiết kiệm được một khoản nhỏ hàng tháng.

Niềm vui về nhà mới chẳng tày gang thì đến một ngày ngân hàng thông báo số tiền lãi lên đến gần 20 triệu. Trong đó riêng khoản tiền lãi đã hơn 12 triệu. Thấy quá vô lý bởi vợ chồng tôi chọn phương án trả góp gốc lãi giảm dần, đáng nhẽ số tiền háng tháng trả cho ngân hàng sẽ ngày càng giảm, đằng này lại tăng lên sau khi 1 năm tôi đã trả được một khoản gốc.

Tức tốc gọi cho ngân hàng thì mới vỡ lẽ: Lãi suất trong thời gian ưu đãi 7.6%/năm đã hết, hiện tại ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi (Bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng+ biên độ 3.5%) trung bình 11.5%/năm. Cùng với đó là dịch Covid bùng phát, công trình dừng thi công, công ty cắt giảm nhân sự, nhân sự ở lại thì nhận phần lương cố đinh 6tr/tháng. Công ty vợ tôi thì sếp cho nhân viên thay nhau nghỉ luôn phiên, lương hàng tháng chỉ vỏn vẹn 3 triệu đồng/tháng.

Tiền tích lũy dành dụm đã dồn hết vào mua nhà, thu nhập thì giảm sút nghiêm trọng trong khi lãi ngân hàng vẫn “đè vào đầu” hàng tháng. Sau khoảng thời gian không chịu được áp lực do mỗi buổi sáng tỉnh dậy, nghĩ đến việc trả lãi cho ngân hàng đã thấy rùng mình. Cuối cùng, vợ chồng tôi quyết định bán ngôi nhà đã giành bao tâm huyết để mua, để sắm sửa nội thất và tiếp tục cảnh đi ở thuê, sau này tích lũy được thêm tiền thì mua nhà mới sau.

Qua bài học của tôi, tôi có đúc kết được một số kinh nghiệm mua chung cư trả góp gửi lại tới độc giả báo Banchungcu.com.vn như sau:

  • Thứ nhất: Khi mua nhà trả góp, khách hàng được thanh toán thành nhiều đợt, số tiền ban đầu khá thấp chỉ 1-200 triệu, do đó khách hàng cần quan tâm đến các đợt thanh toán phía sau với mốc thời gian cụ thể để chủ động tài chính.
  • Thứ 2: Không nên vay quá 50% giá trị căn hộ khi mua chung cư trả góp để tránh rủi ro về tài chính
  • Thứ 3: Không cần để ý quá nhiều đến lãi suất trong thời gian ưu đãi, nên xem cụ thể lãi suất sau thời gian ưu đãi là bao nhiêu để chủ động về việc trả lãi cho ngân hàng
  • Nhà đầu tư vỡ mộng tại các KĐT lớn!