9 lời khuyên bổ ích dưới đây sẽ giúp Quý khách lựa chọn được ngôi nhà ưng ý, hạn chế mắc phải những sai lầm không đáng có.

9 lưu ý quan trọng khu mua nhà

9 lưu ý quan trọng khu mua nhà

1. Xác định nên thuê hay mua nhà

Bạn cần xác định rõ việc mua nhà có quá cần thiết hay việc đi thuê tốt hơn. Thông thường bạn bè người thân nói với bạn rằng thuê nhà giống như việc “ném tiền qua cửa sổ” nhưng thực tế chỉ bạn mới hiểu được mình muốn gì. Nếu mua nhà mà phải cố quá về tài chính thì không nên, công việc thay đổi thường xuyên thì nên thuê nhà, thuê nhà ở dự án định mua để có trải nghiệm thực tế trước khi quyết định mua.

2. Không quá nghe ý kiến người khác

Đa phần người thân bạn bè xung quanh thường đưa ra cho bạn những lời khuyên tốt. Nhưng đối với thị trường BĐS, thông tin hay lời khuyên chỉ đúng ở thời điểm đó và có thể không đúng ở thời điểm khác. Hoặc lời khuyên chỉ phù hợp với tùy từng đối tượng nhất định. 

Do đó, bạn cần giữ những lời khuyên như những lời góp ý trong quá trình tìm mua nhà và cần chủ động theo tình hình thực tế và nhu cầu của bản thân cũng như gia đình.

3. Không vội vàng.

Mua nhà đặc biệt không được vội vàng. Hãy cẩn trọng tìm hiểu pháp lý, vị trí, thiết kế, chất lượng ngôi nhà bạn định mua. Đừng bao giờ để ý lời nói như: Mua nhanh không hết, không mua tôi bán cho người khác… Nếu chủ nhà nói với bạn như thế khi mà bạn chưa kiểm tra kỹ ngôi nhà thì hãy vui vẻ tìm căn khác khi bạn thật sự không có duyên với ngôi nhà đó.

Nhưng khi đã tìm hiểu kỹ càng, nắm rõ mọi vấn đề nếu phù hợp thì nên quyết định nhah để tránh mất công tìm hiểu, đi lại, trao đổi…

4. Nhờ hỗ trợ của môi giới hoặc bạn bè trong ngành BĐS

Nếu không có chuyên môn về BĐS, bạn nên bỏ tiền ra thuê hỗ trợ từ môi giới chuyên nghiệp hoặc nhờ bạn bè có chuyên môn trong lĩnh vực BĐS tư vấn góp ý thêm.

Có rất nhiều vấn đề khi mua nhà gồm: Xem nhà, pháp lý ngôi nhà, quy trình thủ tục sang tên, hồ sơ chuẩn bị, thủ tục vay vốn nếu vay…. Do đó, bạn cần nhờ người có chuyên môn, kể cả mất thêm chi phí để giao dịch được đảm bảo, tránh mọi rắc rối sau này.

5. Không ngại từ chối

Nếu ngôi nhà không phù hợp, bạn hãy thẳng thừng từ chối và tìm mua ngôi nhà khác. Đừng ngại việc: chủ nhà tốt với tôi lắm hay môi giới nhiệt tình lắm…

Đó là những công việc bình thường của một môi giới hay tính cách bình thường của chủ nhà khi bán nhà, nếu không phù hợp, bạn hãy nói rõ với chủ nhà và môi giới và chủ động tìm ngôi nhà khác.

6. Thoải mái mặc cả giá bán

Mua bán là việc giao dịch dân sự, 2 bên mua bán có thể thương lượng thoải mái, thuận mua vừa bán. Bạn hãy rõ ràng và thoải mái đưa ra mức giá mà mình mong muốn sau đó chờ phản hồi từ bên bán rồi chủ động điều chỉnh ở các lần trao đổi tiếp theo. Đừng ngại và cũng đừng sợ bất cứ vấn đề gì.

7. Cách giác trước những môi giới không chuyên nghiệp

Nếu mua nhà qua môi giới, bạn cần phải biết môi giới đó có chuyên nghiệp hay không, có hiểu rõ về pháp lý, quy trình thủ tục hay không. Nhiều môi giới không chuyên sẽ dẫn bạn vào những ngôi nhà có vướng mắc pháp lý, thậm chí có tranh chấp, kiện tụng, họ chỉ lo lấy được phí môi giới và bỏ rơi bạn giữa đường.

Một số câu hỏi để kiểm tra độ uy tín của môi giới như:

  • Bạn làm đơn vị nào
  • Có mấy năm kinh nghiệm
  • Đã giao dịch nhiều BĐS kiểu này chưa
  • Bạn hay làm ở phòng công chứng nào…

8. Mua nhà phù hợp với túi tiền

Đây là điều đặc biệt quan trọng, đừng cố mua ngôi nhà to khi trong túi có ít tiền, đừng cố vay quá nhiều khi số vốn ban đầu quá ít. Nếu “cố quá” rất có khả năng dẫn đến việc quá lo lắng, mất thanh khoản… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, thậm chí phải bán lỗ sớm.

9. Chọn ngân hàng phù hợp

Nếu cần vay ngân hàng, bạn cần phải nắm thêm được quy trình thủ tục vay vốn, lãi suất, phí phạt trả nợ trước hạn, thuế phí phải nộp khi vay vốn…. Nếu không có chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng bạn nên nhờ các bạn tín dụng bên ngân hàng tư vấn cụ thể trước khi đặt bút kí vào hợp đồng tín dụng.