Mua dự án nhà ở hình thành trong tương lai là việc làm phổ biến diễn ra trên thị trường hiện nay, cả chung cư cao tầng hay nhà liền kề biệt thự thì việc phải chờ 1-2 năm mới nhận nhà là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, khách hàng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có.

Mua nhà ở hình thành trong tương lai cần lưu ý

Mua nhà ở hình thành trong tương lai cần lưu ý

Thứ nhất: Được quyền kiểm tra điều kiện bán hàng của dự án

Mua dự án nhà ở hình thành trong tương lai hay còn gọi là mua nhà trên giấy, khách hàng có quyền kiểm tra các điều kiện bán hàng của dự án xem dự án đã đủ điều kiện chưa:

  • Đối với nhà ở thấp tầng: Phải xong hạ tầng (đường giao thông, điện, nước ngầm…) và được Sở xây dựng đồng ý cho phép mua bán
  • Đối với nhà ở cao tầng: Xong móng và có giấy phép xây dựng, có văn bản nghiệm thu của Sở xây dựng chấp thuận cho phép bán nhà ở hình thành trong tương lai

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra thông tin của CĐT và đối chiếu với thông tin bên môi giới bán hàng cung cấp, nếu có sự khác nhau cầu linh hoạt trao đổi để đi đến thống nhất chung.

Thứ hai: được thương lượng hợp đồng mua bán

Người mua nhà hoàn toàn có quyền thương thuyết với bên bán về các điều khoản trong HĐMB. Đặc biệt các điều khoản Quyền lợi bên A, Quyền lợi bên B. Đa phần các điều khoản đều mang lại điều có lợi cho bên chủ đầu tư, khách hàng thường sẽ chịu thiệt khi xảy ra tranh chấp hay phát sinh các vấn đề.

Nếu thấy điều khoản nào quá vô lý hay bất lợi, khách hàng có thể thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để điều chỉnh các điều khoản trong HĐMB.

Thứ ba: được Ngân hàng bảo lãnh

Mọi dự án nhà ở hình thành trong tương lai đều phải có ngân hàng bảo lãnh tiến độ, điều này đã được quy định trong Luật KD BĐS. Nhưng do việc nơi lỏng của cơ quan pháp luật cũng như chủ đầu tư lờ đi nên thường việc bảo lãnh tiến độ đối với dự án bị bỏ qua.

Khi đó, nếu dự án không may gặp vấn đề gì trục trặc, khách hàng sẽ là bên chịu thiệt. Do đó, để đảm bảo quyền lợi, khách hàng có quyền yêu cầu CĐT cung cấp chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, nếu dự án không được bảo lãnh bởi ngân hàng, khách hàng nên xem xét cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua nhà.

Thứ tư: thanh toán đúng quy định pháp luật

Pháp luật quy định rõ số tiền thanh toán đợt 1 của khách hàng không quá 30%, trước khi bàn giao căn hộ thanh toán không quá 70% giá trị. Do đó, nếu khách hàng bị phía CĐT yêu cầu thanh toán vượt quá số tiền 70% thì có quyền khiếu nại, phản ánh lên cơ quan chính quyền.

Thứ năm: chỉ ký HĐ mua khi dự án đã giải chấp

CĐT thế chấp dự án để vay ngân hàng đầu tư nhưng chỉ được ký HĐ mua bán với người mua sau khi giải chấp. Bên mua cần tìm hiểu dự án đang được thế chấp ở ngân hàng nào, thời gian bao lâu và khả năng giải chấp có khả thi không.

Kỹ lưỡng hơn, bên mua có thể thẩm định CĐT có văn bản chứng minh là chưa được thế chấp hoặc có văn bản giải chấp hay chưa.

Thứ sáu: đưa nhà mẫu vào phụ lục HĐ

Yêu cầu CĐT đưa nhà mẫu vào phụ lục HĐ để xác định đó sẽ là mẫu nhà hoặc cấu trúc nhà sẽ bàn giao. Điều này là hết sức cần thiết vì nhà mẫu là thông tin đối chiếu chính xác để bên mua ra quyết định về việc mua sản phẩm giống như vậy.

Song song đó, sự chênh lệch giữa thông tin nhà theo hợp đồng và nhà được bàn giao thường là cấu trúc kỹ thuật, lối đi, khu sinh hoạt… mà thỏa thuận chung chung sẽ không thể bảo vệ bên mua sau này.

Thứ bảy: người mua được bồi thường khi CĐT chậm bàn giao

Khi chậm bàn giao, CĐT thường lấy lý do hoàn cảnh để bên mua thông cảm. Trong trường hợp này thì bên mua thường thua thiệt vì HĐ không quy định về trách nhiệm cụ thể khi chậm bàn giao. Theo đúng luật, bên mua được quyền đưa ra yêu cầu, cam kết bồi thường đều bằng văn bản cụ thể. Nếu CĐT tiếp tục vi phạm thì bên mua có quyền tiến hành các biện pháp pháp lý và công khai thông tin.

Thứ tám: được thỏa thuận những chi phí khác

Mọi chi phí ngoài giá bán đều có thể thỏa thuận, khách hàng có quyền thỏa thuận chi phí dịch vụ, phí phát sinh đi kèm với việc bảo trì. Chi phí lúc chưa nhận nhà sẽ khác chi phí lúc bàn giao nhà. Do đó cần làm rõ từng mục một để tránh mâu thuẫn sau này.