Phương án vay vốn ngân hàng mua nhà trả góp là lựa chọn của nhiều gia đình trẻ mua nhà hiện nay. Ngân hàng sẽ giải ngân theo hai hình thức cho bên bán: phong tỏa và không phong tỏa. Vậy ưu nhược điểm của 2 hình thức này là gì?

Mua nhà trả góp với 2 hình thức giải ngân

Mua nhà trả góp với 2 hình thức giải ngân

Giải ngân phong tỏa

Đây là phương án được nhiều ngân hàng cũng như khách hàng lựa chọn bởi sự an toàn, đảm bảo quyền lợi cho cả 3 bên: Bên mua, bán và ngân hàng.

Theo đó, trước khi 2 bên tiến hành đi công chứng HĐMB, ngân hàng sẽ qua thẩm trực tiếp ngôi nhà, thẩm định thu nhập của người vay. Nếu mọi thứ đảm bảo ngân hàng sẽ ra thông báo cho vay cụ thể bằng văn bản.

Sau đó 2 bên tiến hành ký HĐ mua bán công chứng và nộp hồ sơ sang tên tại phòng 1 cửa tại quận, huyện trực thuộc. Ký xong HĐMB công chứng và gửi cho ngân hàng 1 bản, sau đó 2 bên đến ngân hàng ký HĐ giải ngân phong tỏa.

Ngân hàng sẽ giải ngân vào số tài khoản bên bán và phong tỏa lại. Sau khoảng 14 ngày làm việc, bên bán và bên mua đi nộp thuế và lấy sổ tên chủ mới, ngân hàng cầm sổ và bỏ phong tỏa cho bên bán tiêu được tiền.

Ưu điểm của phương án này:

  • Đảm bảo được quyền lợi cho cả 3 bên khi xảy ra trường hợp trong quá trình sang tên gặp trục trặc, rắc rối như không thẩm định được hồ sơ, kê khai thuế phức tạp, tranh chấp sau khi nộp hồ sơ sang tên… dẫn đến không sang tên được sổ hồng.

Nhược điểm:

  • Bên bán chưa tiêu được tiền ngay mà phải chờ đến khi ra được sổ, ngân hàng mới bỏ phong tỏa để sử dụng tiền.
  • Có trường hợp bên bán không đồng ý giao dịch theo phương án này vì mất thời gian chờ bỏ phong tỏa mới có tiền, bạn cần trao đổi cụ thể trước khi quyết định đặt cọc.

Giải ngân không phong tỏa

Với phương án này, ngay sau khi ký HĐMB công chứng, ngân hàng sẽ xử lý hồ sơ và chuyển khoản trực tiếp cho bên bán không phong tỏa, bên bán có thể dùng được tiền ngay.

Ưu điểm: Bên bán có tiền ngay sau khi ký HĐMB công chứng, thủ tục nhanh gọn, không phải đi lại nhiều

Nhược điểm: Có thể có rủi ro cho bên mua và bên ngân hàng nếu trường hợp gặp rắc rối trong quá trình sang tên sổ.

Trên đây là hai hình thức giải ngân phổ biến của ngân hàng thường áp dụng, tuy nhiên trường hợp giải ngân phong tỏa là thường được áp dụng nhiều nhất.